Tổng quan Pháp_quyền

Tại Pháp cũng như Đức, từ đầu thế kỉ 20 Nhà nước pháp quyền được quan niệm như một hình thức tổ chức quyền lực nhà nước đặc biệt, đặt dưới một chế độ luật pháp: trong nhà nước như thế, chính quyền chỉ được sử dụng những phương tiện được ban ra bởi trật tự pháp lý hiện hành, trong khi đó các cá nhân được sử dụng những phương tiện tư pháp để chống lại sự lạm quyền có thể có đến từ chính quyền.Trung tâm của học thuyết nhà nước pháp quyền, là nguyên tắc theo đó các cơ quan nhà nước chỉ có thể hành động dựa trên một tư cách pháp lý: Mọi hành vi sử dụng sức mạnh vật chất đều phải được căn cứ dựa trên các quy phạm pháp luật. Việc thực thi quyền lực nhà nước được căn cứ bởi thẩm quyền (Kompetenz), được thiết lập và đóng khung bằng luật pháp. Cơ quan nhà nước có nghĩa vụ tuân thủ các quy phạm pháp luật. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi trước tiên sự phục tùng pháp luật bởi chính quyền: Chính quyền phải tuân thủ các quy định vốn tạo nên nền tảng, khuôn khổ và phạm vi hoạt động của chính quyền đó, sự tuân thủ này phải được đảm bảo bởi sự tồn tại của một cơ chế kiểm soát tư pháp độc lập, tức là hoặc bởi các quan tòa bình thường (Justizstaat), hoặc bởi các tòa án đặc biệt (Sondergerichte). Nhưng lý thuyết này cũng đòi hỏi sự lệ thuộc của luật vào Hiến pháp: Nghị viện phải thực thi những quyền hạn của mình trong khuôn khổ đã được xác định bởi Hiến pháp, và hơn thế, sự can thiệp của một quan tòa, ở đây là một tòa hiến pháp là điều cần thiết để đảm bảo sự tôn trọng tính tối thượng của hiến pháp.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Pháp_quyền http://www.eqrolc.ca/eqen.shtml http://www.uiowa.edu/ifdebook/faq/Rule_of_Law.shtm... http://web.archive.org/20071117164902/britishconst... http://www.daihocsuphamsaigon.org/index.php/bienkh... http://www.govindicators.org http://www.icevn.org/vi/HienPhapTri?page=0,7 http://www.inprol.org http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/12/30/... http://cpl.law.cam.ac.uk/past_activities/the_rt_ho... http://cpl.law.cam.ac.uk/past_activities/the_rule_...